Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều thống kê cho thấy, tuổi thọ của cha mẹ có thể giảm 15 năm nếu mặc bệnh cao huyết áp trước tuổi 40. Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi là một căn bệnh nguy hiểm. Do đó, việc biết được nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp họ sống khỏe hơn.

bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi

Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên được gọi là cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi đang gia tăng ở mức báo động

Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị cao huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được. Các nghiên cứu chỉ ra, khoảng 30% người từ 60 – 65 tuổi và 40% người trên 65 tuổi bị cao huyết áp.

Biến chứng của bệnh cao huyết áp vô cùng nguy hiểm. Chúng làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt,… gây các biến chứng tai biến mạch máu não,suy thận, giảm thị giác,…So với người thường, người cao áp huyết,nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm ra thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần,dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi

Bệnh cao huyết áp gia tăng chóng mặt

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp là 1/3.
  • Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống căng thẳng, khẩn trương.
  • Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam hơn 25, nữ hơn 30).
  • Nghiện rượu và thuốc lá.
  • Ăn mặn: Lượng muối quá 5 g/ngày.
  • Rối loạn lipid máu và tiểu đường.

Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi và cách điều trị:

Để điều trị bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi, người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, thái cực quyền…

Nên sử dụng nước uống có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như hoa hòe, chè sen vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc…

 

Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết.

Ngoài ra, người bị tăng huyết áp cũng có thể điều trị theo một số bài thuốc y học cổ truyền: Tỏi ngâm rượu chữa bệnh cao huyết áp (có kèm bí quyết giúp tỏi phát huy dược tính của mình cao nhất).

bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi

Điều trị bệnh theo bài thuốc cổ truyền giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn

Lưu ý khi điều trị cao huyết áp:

  • Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: Ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.
  • Nên ăn nhạt, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
  • Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
  • Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…
  • Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.
  • Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
  • Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.
  • Bỏ hẳn hút thuốc lá.
  • Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.

Với những thông tin về bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi, mong rằng có thể giúp ích được cho bạn và người thân của mình. Cuối cùng, điều quan trọng mà bạn nên thực hiện đó chính là theo dõi huyết áp thường xuyên cho người thân của mình. Để từ đó có thể tìm được hướng điều trị tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe.

Share Button
Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị
Rate this post
, , ,