Chàm sữa – Hiểu đúng về bệnh để điều trị đúng cách

Chàm sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh được hình thành là do sự nhạy cảm của cơ thể trẻ với các tác động của môi trường xung quanh như nhiệt độ, bụi bẩn,…

1. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa

Thời điểm giao mùa là khoảng thời gian trong năm trẻ trong độ tuổi từ 0-2 tuổi dễ mắc bệnh chàm sữa. Đây là thời điểm mà nhiệt độ môi trường thay đổi một cách nhanh chóng, trong khi trẻ chưa kịp bắt nhịp với sự thay đổi nhiệt độ này. Bên cạnh đó, việc chăm sóc da trẻ của các bậc làm cha, làm mẹ không thực hiện đúng cách, ăn phải thực phẩm chứa thành phần dị ứng và lạm dụng nhiều sữa tắm làm cho da trẻ bị khô, dị ứng gây ra bệnh chàm sữa.

cham-sua-o-tre-so-sinh

Những dấu hiệu cơ bản sau đây giúp mẹ nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ:

 – Da trẻ khô ráp và xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti.

– Có biểu hiện ngứa, sưng tấy đỏ, chạm vào có cảm giác nóng.

– Chàm sữa xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, nếp gấp khuỷu tay, cổ, phía sau đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và mu bàn tay.

Bệnh chàm sữa tuy không nguy hiểm, thường tự hết sau khoảng một tuần nếu được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, bệnh cũng rất hay dễ tái phát vào những thời điểm giao mùa trong năm, cho nên bảo vệ và chăm sóc trẻ cẩn thận vào giai đoạn này sẽ giúp trẻ phòng tránh được bệnh chàm sữa.

2. Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Thực hiện tốt một số nguyên tắc sau đây trong việc chăm sóc da trẻ sẽ giúp mẹ đánh bay chàm sữa và giúp cho trẻ thoát khỏi những khó chịu do bệnh gây ra.

ve-sinh-da-tre-hang-ngay

+ Vệ sinh da trẻ hàng ngày:

– Không tắm cho trẻ bằng nước quá nóng vì sẽ làm khô da của trẻ.

– Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh tắm rửa hàng ngày chứa thành phần hoá chất kích ứng, đặc biệt tuyệt đối không sử dụng khi da trẻ đang bị bệnh.

– Cắt gọn móng tay cho trẻ tránh tình trạng ngứa ngáy, trẻ gãi làm trầy xước da dẫn đến nhiễm trùng.

+ Vệ sinh không gian sống quanh trẻ

– Điều chỉnh nhiệt độ phòng và độ ẩm ở mức ổn định, tốt cho sức khoẻ của trẻ.

– Thường xuyên lau chùi, quét dọn không gian xung quanh trẻ để tránh các loại bụi bẩn, vi trùng, vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập làm bệnh nặng thêm.

– Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi trong thời gian trẻ bị chàm sữa.

+ Lựa chọn quần áo cho trẻ

– Sử dụng các loại quần áo bằng cotton thiên nhiên, thoáng mát, co giãn và hút ẩm tốt. Tránh sử dụng các loại vải thô, cứng, giặt giũ bằng các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm vải còn tồn đọng nhiều thành phần hoá học.

+ Thực phẩm cho trẻ

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bắt đầu cho bé ăn dặm sau đó bằng thực đơn có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

– Không cho bé ăn các loại thức ăn có chứa thành phần dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.

– Trong thời gian cho con bú, mẹ cần thường xuyên ăn các loại cá biển để trẻ tăng dưỡng chất ARA, chống lại các thành phần dị ứng.

3. Trị chàm sữa bằng bột tắm thảo dược thiên nhiên

tam-cho-be-bang-bot-tam-nhan-hung

Theo nhận định của bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc (Phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung Ương) sử dụng bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng để tắm rửa và lau mình hàng ngày cho trẻ sẽ giúp đánh bay chàm sữa ở trẻ. Thành phần thảo dược tự nhiên có trong sản phẩm như: Tinh chất Hoàng Liên, Berberin thực vật, chất diệp lục Chlorophyll và tinh dầu rau Mùi sẽ làm giảm nhanh triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy khó chịu do chàm sữa gây ra. Từ đó, tạo ra màng bảo vệ tự nhiên khép kín giúp làm lành nhanh những tổn thương trên da của trẻ, se khít lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm, độ pH của da, giúp da trẻ mịn màng và ngăn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bên trong.

Share Button
Chàm sữa – Hiểu đúng về bệnh để điều trị đúng cách
Rate this post
, , , , ,